Sử dụng ắc quy khô hay ắc quy nước cho ô tô?
Câu hỏi nhiều người đặt ra là nên sử dụng ắc quy khô hay ắc quy nước trên ô tô?
Trước tiên, tôi muốn nhắc đến cấu tạo cơ bản tạo nên tên gọi của từng loại:
Ắc quy nước: tên gọi chính xác là ắc quy hở với bản cực chì và dung dịch điện phân là axit H2SO4, có nút thông hơi tại các hộc để châm thêm nước cất khi mức điện dịch giảm đến mức cảnh báo.
Ắc quy khô ( tên mà người sử dụng hay gọi) nhưng chính xác đó là loại ắc quy kín khí với thành phần cấu tạo tương tự ắc quy hở, điểm khác dễ nhận thấy nhất là nó không có nút thông hơi để châm thêm nước cất, mặt nắp trên bình được thiết kế đặt biệt để hồi lưu lượng nước bay hơi trong quá trình sử dụng. Do đó nó còn có tên gọi khác là bình MF ( Mantainance Free) bình miễn bảo dưỡng, không cần châm thêm nước cất suốt quá trình sử dụng.
Bình nước hay bình kín khí đều có những ưu và nhược điểm của nó. Vậy, đâu là cơ sở để người sử dụng quyết đinh chọn loại loại phù hợp cho xe của mình?
Đó là tầng suất hoạt động của xe:Xe hoạt động nhiều và liên tục như taxi, xe chạy dịch vụ, xe chạy Grab, xe chạy tuyến cố định…vv Nên sử dụng bình nước.Xe hoạt động ít như xe gia đình, thỉnh thoảng mới đi xa, một ngày hoạt động dưới 100KM Nên sử dụng bình miễn bảo dưỡng.
Vì sao?
Với xe hoạt động liên tục thì ắc quy thường xuyên sẽ ở trạng thái đầy điện với dòng diện được nạp thúc vào bình từ bộ dynamo mặc dù nó đã có cơ chế giảm dòng nạp khi bình đầy. Tại trạng thái đầy điện, ắc quy nếu tiếp tục được nạp dù với dòng diện nhỏ sẽ gây ra hiện tượng điện phân nước thành khí H2 và O2 thoát ra ngoài, do đó lượng dung dịch trong bình sẽ giảm rất nhanh, và điều quan trọng của ắc quy là không được để mức dung dịch thấp hơn chiều cao bản cực, nếu để xảy ra điều đó ắc quy sẽ rất nhanh hỏng. Đối với những loại xe này, tài xế thường có chế độ bảo dưỡng và bảo trì tổng quan xe định kỳ khắt khe hơn, tầng xuất nhiều hơn, và châm nước cất cho bình ắc quy sẽ là một mục trong quá trình đó.Nếu sử dụng ắc quy kín khí cho các loại xe này thì ắc quy cũng sẽ nhanh hỏng vì mặc dù là bình kín khí nhưng sẽ luôn có các van an toàn giảm áp khi áp suất khí tích tụ bên trong quá cao khi được nạp liên tục. Và với tầng suất hoạt động cao như thế, lượng dung dịch bên trong cũng sẽ giảm. Đối với những loại bình này thì chúng ta không thể châm thêm nước cất, và khi mức dung dịch xuống thấp hơn chiều cao bản cực thì ắc quy sẽ bị hỏng.
Với những xe tầng xuất hoạt động ít thì ắc quy kín khí là lựa chọn tối ưu vì:
+> Không cần châm thêm nước vì tài xế cũng hay quên việc này.
+> Mức độ tự hết điện thấp hơn bình nước: cái này ít người để ý nhưng khá quan trọng đối với những xe hay trùm mềm, lâu lâu mới lấy ra sử dụng. Khi xe không sử dung trong thời gian dài bình cũng sẽ bị hết điện với 2 lý do: một là do nguồn cấp cho các thiết bị lấy nguồn trực tiếp từ ắc quy, hai là do ắc quy tự phóng. Ắc quy kín khí có độ tự phóng thấp do nguyên liệu của lưới bản cực khác với ắc quy nước. Thường thì ắc quy kín khí nếu xe không sử dụng dưới 3 tháng thì vẫn khởi động được nhưng ắc quy nước thì khoảng dưới 1 tháng. Điện áp bình giảm còn khoảng 11.5V thì xe không thể khởi động được, tương ứng với lượng điện mất đi khoảng 50 – 60%.
+> Ít có sự rò rĩ axit gây sunfat chân cọc bình (đóng tăng), bình luôn sạch sẽ, thẫm mỹ hơn.
+> Không bị ảnh hưởng bởi hơi hidro thoát ra trong quá trình sử dụng
Đó là những chia sẽ cá nhân về việc người sử dụng nên chọn bình nước hay bình kín khí cho xe ô tô, nhưng thực tế thì nó còn phụ thuộc vào cảm quan và sở thích của mỗi người nữa. Xu hướng các nhà sản xuất ắc quy trên thế giới sẽ loại bỏ loại ắc quy hở do tác động môi trường trong quá trình sử dụng.